Triệu chứng của bệnh Trĩ Nội

Lượt xem: 3822

Bệnh Trĩ làm cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, tuy là bệnh lành tính nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt đời sống và công việc. Đặc biệt hiện nay số lượng người mắc trĩ nội đang tăng cao, bạn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội nếu biết được cụ thể những triệu chứng của bệnh trĩ nội qua từng giai đoạn.

Triệu chứng của bệnh Trĩ Nội

Bệnh trĩ là bệnh vùng hậu môn, trực tràng vì thế đây là một trong những bệnh khó nói, khiến nhiều người e ngại, xấu hổ. Bệnh trĩ còn có một cái tên khác trong dân gian là bệnh lòi dom. Bệnh phổ biến ở tuổi trung niên và người cao tuổi, tuy nhiên với cách sống, cách sinh hoạt, chế độ ăn và làm việc hiện nay của giới trẻ thì những đối tượng trong tuổi trưởng thành có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.

Trĩ nội, Trĩ ngoại và trĩ tổng hợp là 3 dạng của bệnh trĩ. Các bác sĩ phân loại thành 3 loại trĩ này dựa trên đặc điểm và vị trí hình thành của các búi trĩ.

Trĩ nội là gì?

Trước hết tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của búi trĩ. Búi trĩ là những búi rối hay đám rối tĩnh mạch hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn chịu những áp lực lớn từ các yếu tố trong hay ngoài cơ thể. Vì thế tĩnh mạch bị phình gập, căng giãn quá mức hoặc bị đứt gãy và hình thành nên búi trĩ. Quan sát búi trĩ thường thấy nhất là những cục thịt mềm màu hồng, nhỏ như hạt đỗ nhưng đôi khi búi trĩ có màu xanh phớt, tím sẫm bởi bị thuyên tắc mạch, hình thành các cục máu đông.

Tính chất các búi trĩ là không đau, mềm, nếu có cục máu đông hình thành thì búi trĩ sờ vào rất đau, ấn cứng chứ không mềm.

Các búi trĩ tập trung ở vùng hậu môn, phía trên đường lược, cách viền hậu môn 3 cm thì gọi là trĩ nội. Những người bệnh mắc trĩ nội sẽ không tự sờ hay nhìn thấy được búi trĩ ở giai đoạn đầu, mà mãi về sau khi trĩ có những biến chứng nặng hơn, trĩ sa hẳn ra bên ngoài người bệnh mới cảm nhận được.

Xu hướng của các búi trĩ nội là sa xuống, lý do bởi lúc này thể tích và kích thước của búi trĩ đã rất lớn, chèn ép đoạn cuối trực tràng, gây khó khăn rất lớn cho người bệnh trong quá trình đại tiện bởi vậy người bệnh phải dùng sức để rặn mạnh, chính điều này làm cho trĩ sa xuống ngày càng nặng. Thực tế, khi trĩ nội đã ở giai đoạn cuối thì búi trĩ sẽ sa xuống bất cứ khi nào mặc dù chỉ có những vận động nhẹ như đứng lên, ngồi xuống thậm chí là hắt xì hay ho, búi trĩ vĩnh viễn không bao giờ cho vào ống hậu môn được.

Triệu trứng của bệnh Trĩ nội

Trĩ nội không đơn giản, có 4 giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội tương ứng với 4 cấp độ của bệnh:

- Trĩ nội độ 1: chưa hình thành búi trĩ.

- Trĩ nội độ 2: búi trĩ hình thành nhưng chỉ nhìn thấy khi rặn mạnh lúc đại tiện, búi trĩ sau đó co lại.

- Trĩ nội độ 3: búi trĩ lớn và sa xuống nhiều, phải dùng tay để ấn búi trĩ vào trong.

- Trĩ nội độ 4: búi trĩ sa nghiêm trọng nhưng không cho được vào trong nữa.

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết trĩ nội bao gồm 4 triệu chứng cơ bản sau:

Thứ nhất, đại tiện ra máu. Ngay ở giai đoạn mới chớm của bệnh trĩ nội, bệnh nhân đã thấy máu khi đại tiện. Máu chảy càng ngày càng nặng nề hơn. Với bệnh nhân mắc trĩ nội chảy máu thường nhiều hơn người bệnh bị trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Máu chảy thành giọt hoặc theo tia khi càng nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, búi trĩ bị sa xuống. Trĩ mới đầu chỉ ở trên đường lược, nhưng thể tích càng lớn thì búi trĩ càng sa xuống nhiều hơn. Búi trĩ xuất hiện đầu tiên là khi rặn mạnh sau lại tự co vào, tiếp theo thì búi trĩ xa và phải dùng tay mới đẩy được vào, cuối cùng búi trĩ chỉ ở ngoài mà thôi vì dùng tay đẩy búi trĩ cũng không vào được nữa.

Thứ ba, viêm nhiễm gây đau. Bệnh trĩ nội có các búi trĩ sa ra ngoài, gây tắc nghẽn. Đây là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng, hoại tử làm người bệnh đau đớn.

Thứ tư, ngứa và chảy dịch hậu môn. Trĩ nội càng nặng thì cơ vòng hậu môn càng bị giãn lỏng, búi trĩ sa nhiều thường có biểu hiện chảy dịch nhầy hôi hám. Chấy nhầy hậu môn khiến lúc nào bạn cũng cảm thấy ẩm ướt, khó chịu, nấm và vi khuẩn sinh sôi gây cảm giác ngứa, mọc mụn.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ nội

- Phòng ngừa bệnh trĩ nội: Chú ý về chế độ ăn uống (ăn nhiều rau quả, thực phẩm nhuận tràng, nhiều chất xơ, không ăn thực phẩm cay nóng, uống bia, rượu…); vận động thường xuyên, không ngồi quá lâu, đứng nhiều; không rặn mạnh khi đại tiện; chọn một thời điểm cố định trong ngày để đại tiện và rèn nó thành một thói quen; vệ sinh sạch sẽ; không mặc đồ bó chật; không dùng giấy cứng, thô ráp khi vệ sinh…

- Điều trị bệnh trĩ nội: có thể điều trị nội khoa, dùng thủ thuật (chích xơ, thắt dây chun, quang đông bằng nhiệt) hoặc nặng hơn thì phải dùng đến phương pháp cắt trĩ. Tuy theo từng cấp độ bác sĩ sẽ cho bạn những phương pháp phù hợp.

Trên đây là những phần cơ bản về Triệu chứng của bệnh trĩ nội được giới thiệu bởi các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hãy gọi điện đến đường dây nóng: 0395.456.294 để nhận được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh.

Đánh giá: 
Triệu chứng của bệnh Trĩ Nội
Điểm trung bình:  8.6 /  10 (  40 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?