- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh Nguyệt Không Đều /
- Đau Bụng kinh
Đau Bụng kinh
-
Cập nhật lần cuối: 21-09-2020 10:43:16
-
Đau Bụng Kinh là gì?
Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp ở chị em mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nó khiến chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, đau bụng âm ỉ, có khi là đau dữ dội kèm theo tụt huyết áp, toát mồ hôi, chân tay lạnh, mặt nhợt nhạt buồn nôn…gây ra nỗi ám ảnh cho chị em mỗi khi tới ngày “đèn đỏ”
Nguyên Nhân Kinh Nguyệt Không Đều
Nguyên nhân gây Đau Bụng Kinh
Các chuyên gia Phụ khoa Phòng khám Hưng Thịnh cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh, các nguyên nhân này cũng có thể khác nhau đối với mỗi chị em.
- Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.
- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Đây cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh mà nhiều chị em gặp phải.
- Một số bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tủ cung, u nang cơ tử cung…hay đặt vòng tránh thai cũng có thể gây đau bụng kinh.
Ngoài ra đau bụng kinh còn do một số nguyên nhân sau:
+ Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại
+ Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ nguyệt san.
+ Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, rất dễ dẫn đến đau bụng kinh.
+ Ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu…
Giảm đau bụng kinh bằng cách nào đơn giản mà hiệu quả:
Khi bị đau bụng kinh, việc đầu tiên mà chị em thường nghĩ tới đó là uống thuốc giảm đau. Điều này mang lại những hiệu quả tức thì, và thường trong các thuốc đau bụng kinh đã được kiểm định là không gây ảnh hưởng gì tới chức năng sinh sản. Tuy nhiên, chị em không nên quá lạm dụng thuốc. Hãy học những cách làm giảm đau lành tính, tự nhiên để giảm đau một cách an toàn.
Sau đây là một số cách giảm đau bụng kinh mà chị em có thể áp dụng thay cho uống thuốc:
- Chườm nóng vùng bụng dưới bằng khăn đắp nước ấm.
- Đắp gừng tươi đã giã nát hoặc cắt lát mỏng 5 - 7 phút.
- Dán cao hoặc xoa dầu
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên để cho vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi.
- Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời các bạn có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.
- Massage nhẹ nhàng và thường xuyên vùng bụng dưới.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trong những ngày bị hành kinh, làm giãn các cơ, hít thở không khí thư giãn và thoải mái.
- Trong những ngày đầu có kinh nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Không ăn đồ cay, nóng, và những chất gây kích kích.
Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh xin lưu ý: tùy vào cơ địa của từng người mà các cơn đau bụng kinh có thể ngắn, có thể dài, có thể đau âm ỉ, hay dữ dội. Những trường đau bụng kinh nhẹ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng một số trường hợp đau bụng kinh nặng mà ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như học tập của bạn thì có thể là nguyên nhân của một số bệnh nào đó. Vì vậy các bạn gái cần đến các cơ sở Phụ khoa để thăm khám, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan đến thống kinh và có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không.
Khí Hư Ra Nhiều, Nguyên Nhân Do Đâu
Điện thoại tư vấn hotline: 0395.456.294
Đội ngũ tư vấn qua hotline của Phòng khám Hưng Thịnh luôn sẵn sàng túc trực để lắng nghe và giải đáp nhanh chóng nhất cho bạn! Bạn còn có thể đặt lịch khám vô cùng thuận tiện qua đường hotline này.
Địa chỉ phòng khám: 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Kinh nguyệt sau sinh xuất hiện khi nào?
Kinh nguyệt sau sinh xuất hiện khi nào? Sự xuất hiện của kinh nguyệt sau sinh là một trong những hiện tượng mà các mẹ rất quan tâm và lưu ý. Thưa các chuyên gia! Năm nay cháu 23 tuổi và mới sinh...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai?
Chào bác sĩ, tôi lấy chồng được gần 1 năm và hiện đang rất muốn có con. Vợ chồng tôi luôn làm “chuyện đó” đều đặn, tuy nhiên, kinh nguyệt của tôi thường xuyên không đều. Bác sĩ cho tôi hXem chi tiết
-
Khám rối loạn kinh nguyệt ở đâu
Kinh nguyệt là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe phụ khoa và sinh sản của người phụ nữ. Bình thường một Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 30 ngày (hoặc từ 30 – 32 ngày). Nếu kinh nguyệt đXem chi tiết
-
Kinh nguyệt không đều quan hệ ngày nào dễ thụ thai?
Kinh nguyệt không đều là gì? Kinh nguyệt không đều quan hệ ngày nào dễ thụ thai? là những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm bởi vì kinh nguyệt ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai, đặc...Xem chi tiết
-
Cách làm giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh có lẽ là vấn đề muôn thuở mà nhiều chị em gặp phải. Đây được coi là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên đối với những trường hợp đau bụng dữ dội, kèo dài kèm theo cá...Xem chi tiết
-
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn là cách tránh thai được nhiều cặp đôi quan tâm tìm hiểu vì cách tính chu kỳ kinh nguyệt quan hệ sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng đời sống tình ...Xem chi tiết